Chào mừng bạn đến với Đại Khán Watch !

Hỗ trợ mua hàng : 0931 915 275

Kiến thức cơ bản về đồng hồ ( P2 )

V . Dây đeo đồng hồ 

Bộ phận không thể tách rời đối với mỗi đồng hồ đeo tay . Mỗi loại dây đeo đồng hồ sẽ thể hiện mỗi đặc trưng , cá tính và điểm nổi bật khác nhau . Chọn lựa dây tùy theo tính chất ngành nghề , màu da , độ tuổi ,… mà loại dây đeo đồng hồ sẽ phù hợp với từng người . Hiện nay có các loại dây đeo đồng hồ thông dụng trên thị trường hiện nay :

− Stainless Steel ( Dây Inox – Thép không gỉ ) : Loại dây phổ biến , được biết đến là bền, không bị oxy hóa hay gỉ .

− Metal ( dây mạ ) : Loại dây làm bằng thép thường hoặc bằng đồng , được mạ bóng . Loại dây này sử dụng theo thời gian sẽ bị oxi hóa .

− Titanium ( Dây hợp kim ) : Rất nhẹ , bền , không oxi hóa hay gỉ .

− Leather ( Dây da ) : Có nhiều loại , làm từ các loại da khác nhau , da thường hoặc da cao cấp như (dây da đà điểu , bò , cá sấu , …)

Dây da cao cấp là sự lựa chọn tốt nhất cho các mẫu sang trọng

− Silicon ( Dây nhựa , dây vải , dây cao su ) : Loại này lại được sử dụng khá rộng rãi , từ đồng hồ tầm giá thấp cho đến những chiếc cao cấp nhất .


VI . Vành đồng hồ – Bezel

Là bộ phận nằm giữa vỏ và mặt kính của đồng hồ , thường được làm bằng Thép không gỉ hay Thép thường hoặc một số chất liệu khác . Một số loại vành đồng hồ phổ biến hiện nay như :

− Vành trơn .
− Vành gắn hạt : Hạt gắn có thể là hạt nhựa , đá trắng , đá màu , hay đá quý như đá Sapphire hay Kim Cương .
− Vành chống xước : được làm bằng hợp kim Tungsten hay Ceramic .
− Vành chia độ, hướng la bàn ( đồng hồ thể thao ) 
− Vành cố định và vành xoay ( ren trong ) 


VII . Mặt Số – Dial

Bộ phận có điểm nhấn quan trọng cũng là cuối cùng , mặt số thể hiện các chi tiết nhỏ như chân số , dạng kim , chức năng ,  … Hiện nay phổ biến nhất là các mặt số sau :

− Mặt số không lịch .
− Mặt số có lịch ngày hoặc lịch thứ ( Day & Date Function )
− Mặt số Chronograph : Có kim tính giây , phút , phần mười giây của giờ thể thao hoặc có kim chỉ lịch ngày , lịch thứ , lịch tháng .
− Mặt số gắn đá hoặc kim cương .


VIII. Khả năng chống nước 

Có rất nhiều người thường hiểu nhầm về những kí hiệu liên quan đến độ chịu nước của đồng hồ như 3ATM , 5ATM , 10ATM , 20ATM …  Lầm tưởng rằng những con số trên là chỉ độ chịu nước ở đồng hồ ở độ sâu tương ứng . Ví dụ : Một chiếc đồng hồ có ghi độ chịu nước WR 30m điều này có nghĩa là chiếc đồng hồ này chỉ chịu được nước ở mức độ đi mưa , rửa tay .

* Đơn vị để đo Độ chịu nước ( chịu áp suất ) của đồng hồ có thể phổ biến nhất là M hoặc ATM 

− 3ATM ( 30m hoặc chỉ ghi là Water Resistance ) − Chỉ chịu nước ở mức đi mưa , rửa tay .
− 5ATM ( 50m ) − Được sử dụng trong sinh hoạt tắm rửa , không phù hợp cho các hoạt động thể thao dưới nước .
− 10 ATM ( 100m ) − Trong các hoạt động thường ngày và có khả năng sử dụng trong bơi lội , nhảy cầu .
− 20ATM ( 200m ) − Sử dụng được trong bơi lội , lặn sông và khi chơi thể thao mạnh dưới nước … nhưng không được sử dụng lặn biển .
− Từ 20ATM ( 200m ) trở lên − Chỉ có trong các loại đồng hồ chuyên dụng cho lặn biển sâu và các công việc liên quan tới mức độ chịu áp xuất cao . Các mức ký hiệu độ chịu nước trên chỉ những nhãn hiệu đồng hồ chính hãng mới thật sự trung thực ghi ký hiệu lên đồng hồ theo đúng chất lượng của đồng hồ  .
Khả năng chống nước theo mức độ hoạt động thường ngày

Bài viết liên quan